Không khó để nhận ra một người ích kỉ, có chủ nghĩa cái tôi quá cao, bởi ở họ luôn tồn tại 5 đặc điểm này!
1. Tự cho mình là trung tâm, không nghĩ tới cảm nhận của người khác
Một người ích kỉ, trong thế giới của họ, hai chữ “lợi ích” luôn được đặt lên hàng đầu, học không bao giờ có khái niệm để ý tới cảm nhận của người khác. Họ thích kiểu “ngư ông đắc lợi”, một lần thì không sao, nhưng nếu để ý thấy lần nào cũng như vậy, vậy thì bạn cần phải nhận ra rằng họ chính là một người ích kỉ, bởi đó là thói quen, thói quen nghĩ cho mình trước tiên, cái gì cũng phải có lợi cho mình trước đã.
Vì vậy, làm bạn với kiểu người này, bạn sẽ phát hiện ra trong quá trình chơi với nhau, người chịu thiệt thòi sẽ luôn luôn là bạn. Bạn có lòng tốt xem người ta là bạn, còn người ta lại chỉ có duy nhất ý định “lợi dụng” bạn ở trong đầu.
Giả sử trong cuộc sống mà có gặp phải kiểu người theo chủ nghĩa “sống không vì mình trời chu đất diệt” một cách hơi thái quá, sớm sáng mắt rồi tránh xa ra một chút.
2. Quen với việc đánh giá người khác theo hướng tiêu cực, thậm chí là đặt điều
Kiểu người này thích dùng kính râm đi nhìn nhận cuộc đời, nhìn nhận con người và sự vật bên cạnh, dù sự vật có tốt đẹp tới đâu, họ cũng lựa chọn nhìn chúng theo hướng tiêu cực.
Biểu hiện như vậy là biểu hiện của kẻ tiểu nhân, ở lâu với những người như này, tam quan của bạn sớm muộn cũng bị méo mó.
3. Tùy tiện động vào đồ người khác, không tôn trọng sự riêng tư cá nhân
Không tôn trọng sự riêng tư của người khác, đây là một trong những biểu hiện khiến người khác khó chịu nhất.
Trong cuộc sống, kiểu người như này, dù không có được sự đồng ý của bạn, họ vẫn “tự nhiên như nhà mình” nghịch ngợm, sờ mó vào đồ đạc của bạn. Dù bạn có tinh tế nhắc nhở, họ cũng sẽ “giả vờ” không hiểu, thậm chí cho rằng, bạn bè với nhau, “tính toán thế làm gì”.
Người như vậy thường là người không giỏi giữ bí mật, nếu chẳng may bạn có chia sẻ tâm tư thầm kín cho họ, sớm muộn gì cũng có người thứ ba, người thứ tư rồi thứ n biết. Họ sẵn sàng nói chuyện với người khác, nhưng mục đích chỉ là để được công nhận mà không để ý chút gì tới cảm nhận của đối phương.
4. Nói không suy nghĩ, thích “dội nước lạnh” vào người khác
Những người thẳng thắn, nói chuyện tuy hơi độc mồm một chút, nhưng cái độc mồm của họ là để chỉ ra thiếu sót của bạn, họ mong muốn bạn thay đổi theo hướng tốt hơn, họ là thật lòng mong muốn con đường của bạn sẽ thuận lợi hơn.
Trong khi có những người vô duyên nhưng lại tưởng mình thẳng thắn, họ nói chuyện không suy nghĩ, thích dội gáo nước lạnh vào người khác mà không phân biệt tình huống. Đặc biệt là khi ai đó thất bại hay phạm sai lầm, họ mỉa mai, công kích, cho rằng đó là thú vui. Họ tưởng mình thẳng thắn mà không biết rằng thực ra họ đang làm mất lòng rất rất nhiều người.
5. Giả vờ đạo đức
“Sao keo kiệt thế, nếu là tôi, tôi đã quyên góp 10 triệu rồi!”
“Ăn mặc đẹp thế, đã bao giờ nghĩ tới những người vô gia cư, không có quần áo mà mặc chưa?”
…
Những loại diễn ngôn này có lẽ bạn đã được chứng kiến không ít, họ nói ra những lời đạo đức, nhân danh đạo đức để đi chỉ trích người khác.
Nhưng khi chuyện xảy ra trên chính mình thì họ lại trở nên nhỏ bé, bất lực, làm ngược lại những câu mình đã phát ngôn trước đó, không khác nào một người hai mặt.
Cá nhân tôi cho rằng, tử tế là một thang đo trong lòng mỗi người, bạn cứ tuân theo cái chuẩn mực của mình là được, không ai có quyền bắt người khác phải tuân theo cái chuẩn mực đạo đức mà người khác tự mình đặt ra cả. Áp đặt tiêu chuẩn của mình lên người khác, có khác nào ép buộc!
Tóm lại, đỉnh cao của đối nhân xử thế là khiến người khác cảm thấy thoải mái, bình yên, vui vẻ, không âu lo khi ở bên. Đối nhân xử thế không chỉ là những phép lịch sự đơn thuần, mà là sự tổng hòa của quá trình tích lũy và rèn luyện. Quãng đời còn lại, mong bạn trở thành người mà ai cũng muốn làm bạn!