Chuyển tới nội dung

Những điều cấm kỵ khi sử dụng mật ong, ai cũng nên biết

  • bởi

Mật ong là thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe, vừa để trị bệnh cũng vừa để làm đẹp. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách với một số thực phẩm có thể gây tác hại xấu lên cơ thể như ngộ độc, viêm loét dạ dày, mù lòa…

Mật ongcòn được gọi là bách hoa cao hoặc bạch mật, thạch mật, là sản vật quý của tự nhiên, vừa là món ăn, vừa là vị thuốc. Mật ong quen thuộc với con người ở khắp nơi trên thế giới với nhiều ứng dụng trong đời sống và y dược.

Theo Y học cổ truyền, mật ong có vị ngọt, tính bình, không độc; quy vào các kinh phế, tỳ, đại tràng; có công năng giải độc, nhuận phế, thông tiện và điều hòa các dược liệu khác, còn dùng để giải độc thuốc, trong đó có cả vị ô đầu, phụ tử.

Mật ong có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau: ho, nhiều đờm, ho khan, rát họng do viêm họng cấp mạn tính, viêm amidal, táo bón do tỳ vị hư nhược, ruột bị nê trệ do nhu động ruột giảm, đau thượng vị. Còn có thể dùng mật ong trị tăng huyết áp, mất ngủ, đau dây thần kinh…

Ngoài ra, mật ong còn được dùng như một phụ liệu quý để chế biến một số vị dược liệu cũng như có trong thành phần của nhiều chế phẩm Đông dược. Tuy nhiên, mật ong có phản ứng với một số thực phẩm khác như:

1. Hành tây

Khi ăn 2 thực phẩm này với nhau sẽ khiến các axit hữu cơ, enzyme có trong mật ong tác dụng với các axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây gây nên phản ứng hóa học sản sinh các chất độc kích thích dạ dày gây nên tiêu chảy.

2. Cơm

Theo quy định của Hội đồng ong mật quốc gia Mỹ và nhiều quy định về thực phẩm quốc tế, “Mật ong là một sản phẩm thuần khiết không cho phép thêm bất kỳ chất gì vào… nhưng không giới hạn trong nước và các chất ngọt khác”.

Cơm có tính thanh mát chứa nhiều tinh bột, đạm thực vật, và rất nhiều vitamin nhóm B1 tốt cho sức khỏe. Mật ong được tạo thành từ các phấn hoa, mật do ong thu thập từ các loài hoa. Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại thì khi kết hợp với nhau mật ong và cơm ảnh hưởng đến bao tử, gây đau dạ dày.

3. Cá chép

Mật ong và cá chép đều được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày như một thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nhưng khi kết hợp ăn chung với nhau có thể gây ngộ độc, tiêu chảy rất có hại cho sức khỏe.

4. Cua đồng

Theo Đông y, cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc. Nếu sau khi ăn cua đồng mà uống mật ong ngay sẽ gây kích thích đường ruột và dễ gây tiêu chảy, thậm chí trúng độc.

5. Đậu phụ

Khi ăn riêng thì 2 thực phẩm này mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tuy nhiên, khi ăn cùng nhau có thể gây tiêu chảy do các khoáng chất protein thực vật và axit hữu cơ có trong đậu phụ phản ứng với các enzyme trong mật ong, gây hại cho hệ tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy. Theo dân gian có trường hợp uống mật ong với nước đậu có thể dẫn đến tử vong.

6. Thì là

Mật ong và cây thì là, nếu vô tình kết hợp chúng trong một món ăn nào đó sẽ không tốt, có thể gây tổn thương gan, sưng hoặc đau mắt đỏ.

7. Không pha với nước sôi

Mật ong có thể uống chung với nước ấm rất tốt cho cơ thể. Nhưng nếu pha mật ong với nước đun sôi lại không hề tốt. Mật ong có hàm lượng enzyme, vitamin và khoáng chất phong phú. Nếu hòa lẫn với nước sôi, sẽ không thể duy trì được màu sắc, vùi vị tự nhiên, mà còn phá vỡ thành phần dinh dưỡng của mật ong. Nhiệt độ nước tốt nhất để hòa cùng mật ong là 35 độ C.

8. Không đựng vào bình sắt

Mật ong có tính axít yếu, khi tiếp xúc với kim loại sẽ xảy ra phản ứng hóa học, tách sắt, nhôm, kẽm ra. Như vậy chất lượng mật sẽ giảm, ăn phải dễ đau bụng. Tốt nhất nên đựng mật vào bình thủy tinh hoặc gốm sứ.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status