Đã có một cuộc nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu về những hiểu lầm liên quan đến thực phẩm và chế độ ăn lành mạnh. Hãy cùng tìm hiểu xem những hiểu lầm chúng ta hay mắc phải là gì?
Hoa quả ngon và có nhiều vitamin, rất có ích cho cơ thể song nếu dùng hoa quả thay rau xanh là không hợp lí. Thực tế, hàm lượng vitamin và các chất khoáng trong rau xanh cao hơn trái cây nhiều. Ví dụ hàm lượng caroten, các loại vitamin, khoáng chất trong rau dền cao gấp 2 – 6 lần trong cam, chanh. Các chất xơ trong rau còn có tác dụng chống táo bón. Một số loại rau gia vị còn có tác dụng chữa trị nhiều bệnh và là nguồn kháng sinh thực vật rất quí như: hành, cà rốt, tỏi, tía tô…
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bạn ăn một lượng thích hợp chocolate đen mỗi ngày thực sự có thể đem lại những lợi ích từ việc tăng cường sức khỏe tim mạch đến cải thiện tâm trạng.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn sáng cùng với các loại ngũ cốc, rau quả có nhiều chất xơ, các thực phẩm giàu protein, hạn chế các món ăn có hàm lượng đường và chất béo cao.
Ăn trái cây trong hoặc ngay sau bữa ăn có thể khiến dạ dày bị kích thích, gây khó tiêu, đầy hơi. Do vậy, bạn chỉ nên ăn trái cây như món ăn vặt trong bữa nhẹ buổi sáng hoặc buổi chiều.
“Carb” (thức ăn giàu carbohydrate) không phải là không có lợi cho sức khỏe, và đừng tin vào những tin đồn. Sự thật là một số loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhất trên thế giới chứa rất nhiều carb. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất chính là điều tiết lượng ăn vào, không có loại thực phẩm nào ăn quá nhiều lại tốt cả. Cân bằng mới là liệu pháp tối ưu cho sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý rằng, carb tinh chế rất tai hại, nhưng nguồn thức ăn carb nguyên chất tự nhiên lại rất lành mạnh.
Cũng như carbs, không phải chất béo nào cũng gây hại. Chúng là một phần thiết yếu của chế độ ăn, chứa vitamin và các chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe. Cách tốt nhất để phát huy tác dụng của chất béo là ăn chừng mực.
Các chuyên gia dinh dưỡng đều đồng ý rằng, ăn thành các bữa nhỏ cách nhau mỗi 3-4 giờ sẽ tốt hơn là ăn thành 3 bữa lớn. Vì, các bữa ăn nhỏ có thể cung cấp năng lượng liên tục cho quá trình trao đổi chất của cơ thể, ngăn chặn lượng đường trong máu tăng cao và hơn cả là không bắt dạ dày của bạn phải làm việc quá sức.
Theo Independent, sushi có nguyên liệu là cá sống, cơm gạo trắng, giàu carbs tinh chế, vì vậy món ăn này cần nhiều thời gian để tiêu hóa và dẫn đến tăng lượng đường trong máu, khiến bạn thèm ăn nhiều hơn. Ngoài ra, sushi thường ăn kèm với nước sốt chứa nhiều đường, calo và muối nên không tốt cho sức khỏe.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, nước ép trái cây thực chất chỉ chứa một số chất tan trong nước như đường đơn giản và vitamin C. Còn các chất dinh dưỡng quý khác như vitamin A, E, carotene, chất xơ… vốn không tan trong nước nên không tồn tại trong nước ép. Vì vậy, không nên lạm dụng thức uống này. Nếu dùng nước ép trái cây trong thời gian dài sẽ dẫn đến thiếu hụt protein, chất béo, hao hụt dự trữ vitamin giúp chuyển hóa chất đường trong cơ thể. Do đó, việc lạm dụng dễ gây phản tác dụng.
Sự khác biệt giữa 2 loại đường này là đường nâu chứa mật đường, tuy nhiên hàm lượng dinh dưỡng giữa 2 loại này về cơ bản không khác biệt nhau. Hơn nữa, giống như đường trắng, đường nâu cũng giàu đường và chứa nhiều calo, vì vậy, bạn nên hạn chế chúng trong chế độ ăn hàng ngày để tránh tăng cân.
Dầu oliu không phải là whole food (thực phẩm toàn phần) mà là thực phẩm đã qua chế biến, gồm 100% chất béo. Tất cả các loại dầu đều cung cấp tới 120 Calories/ muỗng canh. Dù vậy dầu oliu vẫn chứa 14% chất béo bão hoà, điều này lí giải tại sao sử dụng dầu oliu thay vì mỡ động vật (vốn có rất nhiều chất béo bão hoà) có thể giảm cholesterol xấu.
Thông thường mọi người đều quan niệm không nên ăn sau 18 giờ để hạn chế tăng cân. Thực ra ăn gì và ăn bao nhiêu quan trọng hơn so với thời điểm ăn. Tốt nhất là bạn nên ngừng ăn khoảng 3 giờ trước khi đi ngủ với bữa ăn vừa phải.