Những thói quen của ngày hôm nay có thể sẽ là nền tảng để tạo thành con người của chúng ta mai sau. Vì vậy, hãy học và tập cho mình những thói quen tích cực để có thể tạo ra sự khác biệt giữa thành công và thất bại.
1. Học hỏi từ những thất bại
Bất chấp chúng ta có nhiều tiền đến mấy, thông minh đến mức nào hay những nguyên tắc đạo đức vẫn đang giữ gìn thì bạn vẫn có thể mắc phải những sai lầm nghiêm trọng. Và đôi khi ta phải đối mặt với những thử thách bất ngờ và không mong đợi trong cuộc sống.
Những điều bất ngờ đó của cuộc sống vẫn thường vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Nhưng có hề gì, hãy cứ đón nhận chúng, học hỏi và rút ra những kinh nghiệm quý báu từ chúng. Đó là cách nhân loại trưởng thành cùng với hành tinh này.
2. Đo lường những rủi ro có thể xảy ra
Không cần phải lo lắng cho gia đình, con cái là những điều khiến cho tuổi 20 của chúng ta dễ dàng có những bước nhảy vọt và theo đuổi những đam mê của mình. Và như một lẽ dĩ nhiên, chúng ta cũng sẽ dễ dàng gặp phải những rủi ro khó tránh khỏi. Nhưng khi bước vào độ tuổi 30, chúng ta cần phải cẩn trọng hơn, để tránh phạm phải những sai lầm, rủi ro như khi còn trẻ dại. Tim Ferriss, tác giả của cuốn sách “The 4-hour Workweek” đã đưa ra một bài tập đơn giản để chúng ta có thể đo lường được những rủi ro khi chúng ta định mạo hiểm ở tuổi 30.
B1: Lấy 1 tờ giấy trắng và chia làm 3 cột
B2: Trong cột đầu tiên, hãy viết những thứ sai lầm bạn có thể mắc phải. Hãy nghĩ đến những tình huống tồi tệ nhất có thể.
B3: Trong cột thứ 2, xác định những cách bạn có thể dùng để giải quyết những tình huống xấu đã ghi ở cột thứ 1.
B3: Ở cột thứ 3, hãy nghĩ cách ra những cách mà bạn có thể làm lại từ những sai lầm đã ghi ở bước 1.
3. Không ngừng học hỏi
Mark Cuban – nhà đầu tư của Shark Tank và chủ của Dallas Mavericks trở thành tỉ phú trong ngành công nghệ, dù chưa bao giờ chính thức được học khoa học công nghệ. Và bài học tuyệt vời nhất mà Mark học được ở độ tuổi 20 chính là “cùng với thời gian và nỗ lực tôi có thể học hỏi được mọi thứ mới nhất…”.
Đó không phải là lời khoe khoang của Mark Cuban. Thông điệp bạn cần hiểu ở đây chính là: Nếu muốn thành công, giàu có thì phải tập thói quen “tiêu tốn” thời gian và sức lực vào việc trau dồi kiến thức của mình.
4. Tụ họp với những người có thể giúp cho bạn tốt hơn
Nếu muốn đạt đến khả năng cực đại của bản thân thì phải ở gần những người luôn thử thách bạn. Điểm mạnh của những người bạn này chính là điểm yếu và bạn. Và công việc chỉ có thể càng lúc càng khó hơn thì mới có thể giúp bạn phát triển năng lực nhiều hơn.
5. Xây dựng những mối quan hệ chuyên nghiệp
Chúng ta không cần phải đầu tư hay duy trì những mối quan hệ cá nhân có thể gây hại đến mình. Thay vào đó, hãy dành thời gian cho những làm quen với những chuyên gia, những đồng nghiệp uy tín trong nghề của mình, xây dựng mối quan hệ tương tác với họ.
Đừng ngại sưu tầm danh thiếp của các chuyên gia khi đến dự hội thảo hoặc học nâng cao. Thói quen này sẽ giúp bạn mở rộng mạng lưới quan hệ và mang đến nhiều cơ hội thú vị cho bạn.
6. Tiết kiệm và đầu tư cho tương lai
Đây là một thói quen lành mạnh và cần được phát huy càng sớm càng tốt. Trích một phần tiền lương của mình cho vào quỹ tiết kiệm, dành cho những lúc khẩn cấp. Và đảm bảo là bạn sẽ không bao giờ đụng đến số tiền này trừ những tình huống thật sự cần kíp (mua một đôi giày hay cây son mới không phải là tình huống khẩn cấp đâu nhé!). Đầu tiên, bạn có thể đặt ra cho mình một mục tiêu là sẽ tiết kiệm được một khoản bằng tiền lương của bạn trong 3 tháng, để dễ dàng thực hiện hơn.
7. Chăm sóc sức khoẻ bản thân
Một trong những thói quen của tuổi 30 chính là tập quan tâm nhiều đến sức khoẻ mình. Bất chấp ngoại hình của bạn có trẻ trung đến thế nào thì các cơ quan bên trong cơ thể cũng đã đến tuổi “lão hoá” dần. Cho nên, bất kỳ ai đến tuổi 30 cũng cần phải quan tâm và chú ý đến sức khoẻ. Đừng lãng phí sức khoẻ vì những thói quen có hại nhé.
8. Yêu thích những thứ mình làm
Huyền thoại của Apple, Steve Jobs đã từng nói “Ghi nhớ rằng sẽ chết sớm là một phương thức tôi dùng nhằm giúp bản thân tạo nên những quyết định lớn trong đời”. Ông cũng cho ràng “Cách tốt nhất để tạo nên những điều vĩ đại chính là yêu quý những gì mình đang làm. Nếu bạn không thể có được cảm hứng đối với công việc của mình, thì hãy tìm kiếm thêm. Đừng đầu hàng. Cũng giống như vấn đề của trái tim, chắc chắn bạn sẽ biết được mình tìm được công việc yêu thích hay không khi tìm thấy nó”.
9. Không để công việc “xâm phạm” đời sống cá nhân
Cũng giống như khi bạn cố gắng là chính bản thân mình ở tuổi 20, đừng bao giờ phát triển thói quen bỏ quên cuộc sống riêng của mình. Hãy học cách bước chậm lại để học hỏi và đánh giá cao những thứ bạn đang có hoặc đạt được. Cho dù bạn là kẻ cuồng công việc thì cũng nên hiểu là con người chỉ có thể làm việc hiệu quả khi cho phép bản thân tận hưởng những phút giây của cuộc sống riêng.
“>