1. Những điều tưởng trường tồn vẫn có thể thay đổi
Trên đời này, dù là bất cứ việc gì cũng khó tồn tại vĩnh cửu. Con người sống trên đời cũng chỉ quẩn quanh bốn chữ sinh, lão, bệnh, tử mà thôi. Trời đất có Xuân, Hạ, Thu, Đông. Tiết trời cũng có nóng và lạnh. Vạn vật cứ luôn bất biến, chẳng bao giờ đứng yên.
Heraclitus – một nhà triết học Hy Lạp cổ đại từng nói: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. Dòng sông nhìn qua vốn tĩnh lặng, chẳng có gì đổi khác, nhưng vẫn đang chuyển động mà chẳng ai hay. Từng phút từng giây, nước đang đổi dòng, phù sa cũng đổi màu, đất đá, cây cỏ dưới lòng sông cũng đổi khác.
2. Giàu sang không thể vĩnh viễn
Cổ nhân dạy: “Không ai giàu ba họ, chẳng ai khó ba đời”, câu này có nghĩa thời vận luôn luôn biến đổi, vinh hoa phú quý liên tục đổi dời. Vì vậy, khi có tiền đừng huênh hoang, khi kết giao đừng quá trọng của cải. Bởi một lẽ, mọi thứ đều có thể biến thành hư ảo.
Con người ở đời càng tham lam, không biết điểm dừng, không biết thỏa mãn, dành cả đời để theo đuổi sự xa hoa, đến cuối cùng cũng nhận lấy báo ứng, bẽ bàng với 2 bàn tay trắng mà thôi.
3. Có hợp ắt có tan
Người xưa có câu: “Hội hợp giả tất biệt ly”, câu này có nghĩa tụ hợp tất sẽ có biệt ly. Thực ra lục thân (cha, mẹ, vợ, chồng, anh, em) hay bạn bè tri kỷ thì đều sẽ có ngày phải ly tán. Dù thân thiết đến đâu, ân nghĩa sâu nặng đến mức nào thì đến một ngày cũng phải “sinh ly tử biệt”. Càng níu kéo, càng đau khổ.
4. Dù khỏe mạnh đến đâu, cũng không tránh khỏi cái chết
Dù con người khỏe mạnh đến mức nào, thì cuối cùng cũng quy về với cái chết. Vì vậy, cho dù là ai đi nữa đều phải trân trọng giây phút khi còn sống để sau này không phải hối hận. Phật dạy: “Thường giả giai tẫn, cao giả diệc đọa, hợp hội hữu ly, sinh giả tất tử.” Có nghĩa rằng: Điều gì cũng có tận cùng, cao rồi cũng rơi xuống thấp, hợp rồi sẽ có ly, sống ắt sẽ có chết, càng tránh càng khổ.