Đời là bể khổ, nếu hôm nay bạn không khổ, sau này chắc chắn sẽ khổ
Phật dạy: Vạn sự trên đời đều tương sinh tương khắc, có thăng ắt có trầm, có thấp ắt có cao, có đắng ắt có ngọt. Phải nếm qua cay đắng, mới biết thế nào là ngọt bùi. Sống trên đời phải trải qua gian truân, biết thế nào là mệt mỏi, thì sau này mới cảm nhận được sự an nhàn, thư thái.
Cuộc sống vốn nghiệt ngã. Dựa vào núi thì núi lở, dựa vào người thì người đi, chỉ có dựa vào chính bản thân mình mới là vĩnh cửu. Thế thế gian này, ngoại trừ bạn ra, thì không có ai có thể thực sự giúp đỡ bạn, nếu có giúp thì cũng chỉ là tạm thời mà thôi.
Nhân lúc đang còn trẻ, hãy dũng cảm bước đi, nghênh đón phong sương, mưa gió, tôi luyện bản thân. Từ đấy mới có thể mở rộng trái tim và khối óc, trở nên độ lượng, nhìn xa trông rộng, thì hạnh phúc mới mỉm cười với bạn.
“Trứng luộc trong nước trà”, vỏ trứng nứt càng nhiều, thì trứng ăn càng ngon miệng. Trong cuộc sống trải nghiệm càng nhiều, trắc trở càng nhiều thì sẽ càng có hương vị.
Lấy khổ làm vui, cuộc đời tự khắc hạnh phúc
Thực ra, nỗi khổ đời người cũng không chỉ phủ đượm một màu buồn u ám. Khổ nạn, lắm khi, chính là cơ hội để tu rèn một con người, một nhân cách, là cái đà đưa người ta vượt trội lên.
Cổ nhân dạy: “Sông có khúc người có lúc“, làm người phải biết kiên nhẫn chờ thời. Vốn dĩ cuộc sống luôn có một quy luật bất biến chính là khổ sau và ngược lại. Sống trong khổ đau, phiền não mới được hạnh phúc, tiêu dao. Thực ra, mọi thứ, xét ra, đều rất công bằng.
Nếu chẳng thể nghênh đón gió sương, cát bụi hồng trần thì làm sao trân trọng được một bến đỗ bình yên?