Câu chuyện về Đạo sư Tây Tạng dùng cách lăng mạ để dạy học trò
Nghe qua các bạn có thể thấy đây là điều không tưởng, nhưng chính sự việc này đã được Phật giáo Mật thừa ở Tây Tạng ghi nhận lại. Ví dụ điển hình là Đạo sư Do Khyentse – người thầy hướng dẫn của Đạo sư Patrul Rinpoche, một vị thầy rất nổi tiếng ở Tây Tạng đầu thế kỷ XIX. Khi đó, người thầy đã dùng cách lăng mạ để giáo dục cậu học trò, khiến cho người trò giác ngộ ngay khi bị mắng chửi.
Theo đó, có lần Khyentse đã dùng những lời lẽ rất khó nghe và dùng cử chỉ nhục mạ bằng cách giơ ngón tay út ra để mắng học trò khi phát hiện trò của mình có một suy nghĩ xấu. Ngay sau thời khắc đó, người học trò nhập thiền và giác ngộ ngay tại chỗ, đồng thời cũng không quên ơn “mắng chửi” của người thầy.
Nhìn qua, có lẽ việc nhiếc mắng học trò là điều rất xấu và tồi tệ, nhưng ẩn sâu trong đó lại là tình yêu bao la, độ lượng của người thầy muốn giúp học trò của mình tốt lên. Dù hành động này không đẹp nhưng động cơ và kết quả của nó lại tốt. Suy cho cùng, hành động này không phải khẩu nghiệp mà lại là một phương pháp dạy dỗ khiến cho học trò tiến bộ.
Do đó, ta có thể thấy, để xét một lời nói có phải khẩu nghiệp hay không thì cần phải quan tâm tới hai yếu tố là “động cơ” và “kết quả”.
Mặc dù vậy, những chuyện tương tự ngoài đời thực không nhiều như người ta tưởng. Bởi thay vì sự giác ngộ, có thể kết quả mà người ta nhận được lại chính là sự đổ vỡ trong mối quan hệ giữa hai bên bởi tính sĩ diện. Có mấy ai trên đời này yên lặng mà nghe người ta mắng chửi đâu, nếu không kể đến hành vi phản bác.
Các nhà Phật thuường hay nhắc nhớ con người ta ba nghiệp: “Thân”, “Khẩu” và “Ý”. Trong đó, “Ý nghiệp” tuy vô hình nhưng lại là chủ. Ý chí điều khiển các hành vi của con người. Nếu như “Ý” mà xấu thì “động cơ” ắt hẳn không thể tốt đẹp.
Bởi vậy, những lời mắng mỏ mà xuất phát từ tình yêu thương thật sự đối với đối phương thì hiếm khi dẫn đến kết quả tồi tệ. Người ta chỉ “nói thẳng nói thật” khi cái tâm người ta tốt thì sẽ không bị dính khẩu nghiệp. Ngược lại, nếu nói với mục đích là sỉ nhục hay hạ thấp bản thân người khác xuống, thì bản thân người nói đã tự gieo cho mình một hạt “nghiệp” trong đời.
Đối với vị Đạo sư kia thì bản thân người tu hành đã tu được ở một cảnh giới khác so với người phàm trần. Sự nghiêm khác của người tu hành luôn đi kèm với tình yêu thương và lòng nhân ái. Tuy nhiên trong cuộc đời, mấy ai có thể đạt được cảnh giới như vậy, mà còn tạo thêm nghiệp vào thân.
Vậy, những người tính cảnh thẳng thắn, bộc trực mà cái tâm của họ tốt, thì họ hoàn toàn sẽ gieo nhân tốt trong mỗi lời họ nói ra. Đức Phật hiểu được con người nên đã răn dạy 5 cách luyện tập với các câu hỏi đây đây trước khi thốt ra điều gì đó:
1. Nói có đúng lúc không?
2. Nói có đúng sự thật không?
3. Nói có tốt cho người nghe không?
4. Nói có đi cùng thái độ hoà nhã không?
5. Nói có xuất phát từ động cơ tốt không?
Các yếu tố trên của một lời nói thiện lành được trích trong kinh Lời Nói (Tăng chi 5.198).
“Nói thật mất lòng”, điều này hoàn toàn đúng trong cuộc sống thường ngày. Sẽ luôn là các mối quan hệ bị sứt mẻ bởi những lời nói từ tận tâm, bởi vậy con người hãy cân nhắc những điều trên để nói sao cho đủ và sao cho đúng.