Con người khi đến tuổi trung niên là tiến vào một giai đoạn mới. Đến tuổi trung niên, người ta đã trải qua rất nhiều thăng trầm, gặp qua rất nhiều kiểu người và rất nhiều sự tình. Đến tuổi này, người trung niên cần biết có một số việc cần coi nhẹ, buông bỏ, có một số việc nhất định phải nắm giữ.
Dưới đây là 6 điều người trung niên nên buông bỏ và 6 điều cần nắm giữ:
6 điều cần buông bỏ:
Buông bỏ những oán hận chất chứa trong lòng
Những tổn thương và oán hận từng gặp phải, dưới tác dụng của thời gian, đến tuổi trung niên người ta sẽ thấy nó phai nhạt dần. Oán hận người khác là cách lấy sai lầm của người khác trừng phạt bản thân mình. Trong cuộc sống có rất nhiều điều tốt đẹp, đừng để bản thân bị vây hãm trong nỗi oán hận.
Con người nên sống ở hiện tại, những oán hận trong quá khứ không nên lưu giữ mãi trong lòng. Khi ta buông bỏ oán hận, thế giới sẽ rộng mở trước mắt!
Buông bỏ lưỡng lự
Khi đã xác định được điều mình muốn làm thì không nên chần chừ lưỡng lự, cần nắm chắc thời cơ để thực hiện.
Một người khi bước vào tuổi trung niên thường sẽ thận trọng và vững vàng hơn tuổi thanh niên rất nhiều và lại có sức lực hơn tuổi lão niên. Hơn nữa, so với tuổi thanh niên, họ cũng có điều kiện và kinh nghiệm hơn. Vì vậy, có những việc đã có phương hướng rõ ràng thì không nên do dự, bỏ mất thời cơ để phải nuối tiếc khi về già.
Buông bỏ hư vinh
Người ta nói rằng, hư vinh và dối trá có lẽ là hai kẻ địch mạnh trên đường đời. Con người đến tuổi trung niên, không cần hâm mộ và tham lam hư vinh, so sánh lẫn nhau. Buông bỏ hư vinh là cách khiến bản thân được giải thoát và hạnh phúc.
Buông bỏ phiền não
Trên đời này, phần lớn phiền não đều là do con người tự tìm mà đến. Con người ta sống, “mặt mày ủ rũ” cũng là một ngày, “vui mừng rạng rỡ” cũng là một ngày. Cùng là sống một ngày nhưng tâm tình bất đồng, cảm giác bất đồng thì ảnh hưởng đối với bản thân cũng bất đồng.
Người luôn bị phiền não quấn quanh thì tâm tình và thân thể tự nhiên cũng sinh bệnh. Trong cuộc sống, mọi khó khăn đều có cách giải quyết, không có sự tình nào là không thể giải quyết được. Cho nên, buông bỏ phiền não thì cuộc đời mới tươi sáng, rạng rỡ hơn.
Buông bỏ áp lực
Khi còn trẻ, người ta thường “liều mạng” vì sự nghiệp, bận rộn vì công tác. Đến tuổi trung niên, mỗi người đều nên thay đổi phương cách sống của mình, sống chậm hơn một chút. Đừng khiến cho bản thân bị áp lực quá lớn mà sinh ra tâm phiền thân bệnh.
Buông bỏ chấp nhất vào con cái
Người ta nói rằng, con cái có phúc phận của con cái. Khi con cái bước vào đường đời, cha mẹ nên làm người bạn đồng hành mà không thể thay thế con cái được. Biết buông tay đúng lúc, con cái mới có thể vững vàng bước đi trên con đường đời của mình.
6 điều cần nắm giữ
Sức khỏe
Sinh mệnh con người là vô cùng yếu ớt. Rất nhiều người khi bước vào tuổi trung niên mới phát hiện ra sức khỏe của bản thân không còn được như trước. Con người khi bị bệnh, mệt mỏi thường sẽ nghĩ lại và hối hận rằng đã không làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Nhưng khi bệnh có chuyển biến tốt thì người ta thường lại quên mất đạo lý này.
Khi con người còn trẻ và khỏe mạnh thì không ngừng tính toán danh lợi, buông thả trong rượu và sắc, không để tâm tiết chế dục vọng mà khiến ăn không ngọn, ngủ không yên. Đến tuổi trung niên hay khi cơ thể mắc bệnh, lại rơi vào hối hận. Đây chính là vòng quay mà con người thường mắc phải. Đã hiểu được nỗi khổ ấy, khi an định, khỏe mạnh không để tâm được bình thản, giảm bớt ham muốn và sự hưởng lạc của bản thân?
Chỉ khi con người bị bệnh tật mới hiểu được rằng: “Không có bệnh là hạnh phúc nhất!”. Cho nên, đừng vì ham muốn, hưởng lạc vô độ mà hủy hoại thân thể.
Gia đình
Gia đình là bến cảng ấm áp của mỗi người. Người đến tuổi trung niên càng phải hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của gia đình.
Đến tuổi trung niên, không phải tình yêu mà gia đình mới có sức mạnh giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn hoạn nạn.
Tình bạn
Có nhiều người bạn tốt giống như bản thân có nhiều chiếc áo ấm giữa mùa đông giá lạnh. Tính cách và nhân phẩm của một người quyết định việc người ấy có bao nhiêu người bạn thật sự tốt ở xung quanh. Khi đã bước vào tuổi trung niên, một người cần biết trân quý điều ấy.
Con người sống cả đời đều không thể thiếu bạn, bạn không nhất định phải là người hoàn mỹ, chỉ cần có thể đồng cam cộng khổ, giúp nhau lúc hoạn nạn, đối xử chân thành thì đã là một người bạn thực sự. Nếu như có thể vinh nhục cùng nhau, cùng hội cùng thuyền thì đó đã thực sự là người bạn thân tình.
Phẩm hạnh
Phẩm hạnh là điều mà không chỉ người đến tuổi trung niên mới cần thủ giữ. Nhưng người đến tuổi trung niên, đã trải qua rất nhiều thăng trầm của cuộc đời cần hiểu rằng phẩm hạnh mới là điều đáng quý giá của mỗi người.
Không chỉ thủ giữ, bồi dưỡng phẩm hạnh tốt cho bản thân mà cần phải bảo ban con cháu trong gia đình. Như vậy, gia đình mới ngày càng hưng thịnh, tuổi già được viên mãn.
Hành vi và lời nói
Ngôn ngữ là vũ khí sắc bén, có thể đả thương người khác. Người đến tuổi trung niên cần hiểu được rằng nói chuyện là một loại nghệ thuật. Khi đã nhìn thấu một người, không cần nói tận, nói quá nhiều. Người trung niên càng không nên dùng ánh mắt “trên cao nhìn xuống” mà nói lời khoa trương, trịch thượng. Khi phiền lòng nên từ từ, chậm rãi nói.
Người đời vẫn thường nói: “Nước đổ khó hốt”, bởi vậy, trước khi nói cần suy ngẫm, đặt mình vào hoàn cảnh người khác để tránh lỡ lời, gây tổn thương cho người khác mà không thể vãn hồi lại được.
Làm việc thiện
Trong cuộc sống, hãy dành ra những khoảng thời gian để nhìn lại xung quanh mình. Khi ấy, người ta sẽ dễ dàng phát hiện ra rằng, còn rất nhiều hoàn cảnh éo le, khổ sở hơn mình.
Cho dù mình khổ đến đâu thì vẫn có người tội nghiệp hơn mình, đáng thương hơn mình. Vì thế, hãy giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn để họ cảm nhận được sự ấm áp của lòng tốt, tình yêu thương và giúp họ có động lực tin vào cuộc sống. Làm việc thiện cũng chính là gieo mầm tương lai tốt đẹp cho bản thân mình.
* Theo trithucvn.net