Trong cuộc đời vốn phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên và bỏ xuống chuyện của chính mình.
Phiền não của con người thường xoay quanh 12 chữ: Buông không đành – Nghĩ không thông – Nhìn không thấu – Quên không được. Có rất nhiều mối quan hệ chỉ cần can đảm buông tay là có thể tự giải thoát được cho mình, cho người, nhưng phần lớn chúng ta đều làm không được, không biết cách buông bỏ, lại tự nhận lấy tổn thương về mình.
Câu chuyện 1:
Một thương gia đến tìm một nhà sư, ông hỏi: “Thưa thầy, nhiều khi con muốn buông bỏ hết vì quá mệt mỏi nhưng không được. Thầy có cách nào giúp con không?”
Nhà sư đưa cho ông một cốc nước và bảo ông cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào cốc, nước chảy tràn ra cả tay, làm ông thương gia bị phỏng. Ông buông tay làm vỡ cốc.
Lúc này nhà sư từ tốn nói: “Nếu con muốn buông bất cứ chuyện gì thì hãy buông ngay trước đó, chứ đừng để bị tai họa rồi mới buông thì đã trễ!”
Vấn đề là, tại sao phải buông bỏ ngay từ đầu khi chưa biết chuyện sắp xảy ra tốt hay xấu?
Ảnh minh họa. |
Câu chuyện 2:
Một chàng trai đến tìm nhà sư, anh hỏi: “Thưa thầy con muốn buông xuôi tất cả nhưng con do dự quá, con mệt mỏi vô cùng.”
Nhà sư đưa anh ta một cái tách và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng vừa mới pha xong. Chàng trai nóng quá nhưng anh vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội đi rồi uống và cảm nhận thấy rất ngon.
Lúc này nhà sư từ tốn nói: “Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi!”
Vấn đề là, tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp hơn?
Trong cuộc đời vốn phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên và bỏ xuống chuyện của chính mình. Có những thứ chỉ cần kiên trì, nhẫn nại là có thể hái được quả ngọt, nhưng có những việc vốn không có kết quả, càng dấn thân vào càng nhận lại thương đau, vậy thì buông tay là sự lựa chọn không sớm thì muộn.
Nhưng con người là loài cố chấp, có phải muốn buông là buông ngay được đâu, phải không?
Câu chuyện 3:
Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi: “Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.”
Nhà sư đưa cho cô gái một cốc nước và bảo cô cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào cốc, nước chảy tràn ra cả tay, làm cô bị phỏng, cô buông tay làm vỡ cốc.
Lúc này nhà sư từ tốn nói: “Đau rồi tự khắc sẽ buông!”
Vấn đề là, tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?
Buông bỏ để trở về chính mình
1. Buông bỏ thể diện
Đôi khi ta cúi đầu, là để nhìn cho rõ con đường mình bước đi. Rất nhiều người nhận thấy, bản thân mình có quá nhiều thứ, đều là những thứ không thuần khiết, không như ý, tuy nhiên lại không buông bỏ xuống được. Thể diện khiến họ không buông được, cuối cùng chết vì thể diện.
2. Buông bỏ áp lực
Mệt mỏi hay không mệt mỏi, là phụ thuộc vào cái tâm của bạn. Trong căn phòng tâm hồn, nếu không được quét sạch thì sẽ bị bụi trần bao phủ. Quét sạch bụi trần, mới có thể khiến cái tâm ảm đảm trở nên tươi sáng. Đem sự tình làm rõ, mới có thể từ giã mọi muộn phiền; đem một vài thống khổ vô vị mà ném xuống, hạnh phúc sẽ tràn ngập không gian.
3. Buông hoài nghi
Trong lòng còn có hoài nghi, làm việc tất khó thành. Dùng người thì không nghi, đã nghi thì không dùng người. Không nên lấy sự hoài nghi của mình để nhận định suy nghĩ của người khác. Không nên ngờ vực người khác một cách vô căn cứ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tình hữu nghị lâu dài.
4. Buông do dự
Lập tức hành động thì thành công không giới hạn! Nhận biết rõ sự tình rồi, thì không nên nhu nhược thiếu quết đoán, nhìn rõ một con đường rồi, cũng nên chỉ biết bước đi, đừng nên quay đầu lại. Lập tức hành động, là đặc điểm chung của những người thành công.
5. Buông quá khứ
Buông quá khứ, lòng bạn mới có thể đón nhận niềm vui mới, mới có thể thay đổi tâm trạng của bạn. Học cách bình tĩnh đón nhận sự thật, học cách thuận theo tự nhiên, học cách thản nhiên đối mặt với mọi khó khăn, học cách nhìn cuộc sống với con mắt tích cực, học cách nhìn vào chỗ tốt của mọi sự việc trên đời.
6. Buông lười biếng
Quyết tâm thay đổi số phận, bí quyết tuyệt vời nhất chính là đem mỗi việc bạn làm dù đơn giản bình thường cũng khiến nó trở nên thành thục. Luôn nhắc nhở bản thân mình rằng, bạn tiến về phía trước, bạn thấy vui vẻ, bạn khỏe mạnh, bạn thiện lương, nhất định bạn sẽ có một cuộc đời xán lạn.
7. Buông tiêu cực
Nếu bạn muốn trở thành một người thành công, tốt nhất chính mình hãy cố gắng bước lên, để khiến phần tích cực đánh bại tiêu cực, khiến cao thượng đánh bại hẹp hòi, khiến chân thành đánh bại giả tạo, khiến kiên cường đánh bại yếu ớt, khiến vĩ đại đánh bại bỉ ổi…
Chỉ cần bạn nguyện ý, bạn hoàn toàn có thể tự mình làm tốt mọi thứ. Không ai có thể ảnh hưởng đến kết quả của bạn, ngoại trừ bạn. Trong cuộc chiến của mình, bạn chính là tướng quân vạch đường chỉ lối!
8. Buông tự ti
Nếu đem “tự ti” xóa khỏi từ điển của bạn, chẳng phải mỗi người cũng có thể trở thành người vĩ đại sao? Có lẽ rằng mỗi người đều tồn tại một nội tâm mạnh mẽ. Bởi vậy, tin tưởng bản thân mình, xác định vị trí của mình, bạn mới có thể tìm thấy giá trị cuộc sống này.
9. Buông oán hận
Oán trách chi bằng tiếp tục cố gắng! Mọi thất bại chính là bước trải đường cho thành công. Oán hận và tức giận, chỉ có thể là cản bước của thành công. Buông oán hận, tâm bình khí hòa đón nhận thất bại. Oán hận không thể nào thay đổi được thực trạng, mà tiếp tục cố gắng mới có thể mang đến hy vọng.
10. Buông hẹp hòi
Tâm khoan thì thiên địa liền khoan. Khoan dung là một mỹ đức. Khoan dung người khác, kỳ thực chính là cấp cho lòng mình một con đường thênh thang rộng mở, cũng chính là khoan dung với chính bản thân mình.