Trong dân gian có câu rằng “Có đức mặc sức mà ăn”. Bởi vậy, người xưa cũng đã đúc kết: Làm người nếu giữ được 8 phẩm đức dưới đây thì phú quý trong đời tự nhiên sẽ đến.
1. Khẩu đức
Chỗ nào tha được cho người khác thì nên tha.
Lời thẳng thắn có thể nói vòng vo một chút.
Những lời nói lạnh lùng: có thể thêm nhiệt rồi mới nói.
Lời nói không phải là gió bay. “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”. Lời nói không nên giảo hoạt, cũng đừng quá lạnh lùng. Suy từ mình muốn nghe gì mà nói với người như vậy. Đấy gọi là chân thành tự đáy lòng.
2. Chưởng đức
Khen ngợi người khác, phải học vỗ tay.
Mỗi người đều cần có tiếng vỗ tay đến từ người khác.
Vui vẻ vì người khác là trách nhiệm của mỗi người.
Người không biết vỗ tay, đời người quá hạn hẹp.
Khích lệ người khác một chút có thể mang tới cho họ nhiều sức mạnh hơn bạn tưởng. Nó thể hiện tấm lòng rộng rãi, tâm tình hào sảng. Không thể tán thưởng người khác nhiều phần là do tâm đố kị, lòng dạ hẹp hòi. Lấy tâm rộng rãi mà đối với người thì không thiệt gì cho mình mà lại được rất nhiều thiện cảm.
3. Diện đức
Không nể mặt là sự vô lễ lớn nhất;
Bất cứ lúc nào, cũng để một bậc thang cho thể diện của đối phương;
Nhìn thấu đừng vạch trần, thể diện không bị mất.
Nên giữ thể hiện cho người khác như là mình muốn giữ thể diện cho mình vậy. Đó là sự tinh tế, thấu hiểu, khiêm nhường. Thể diện là điều tối quan trọng đối với một con người. Không thể giữ thể diện cho đối phương thì chắc chắn làm tổn thương người mà mình cũng chỉ nhận được oán thù mà thôi.
4. Tín nhiệm đức
Người bẩm sinh đa nghi không thể có bạn bè thật lòng;
Được người khác tin tưởng là một loại hạnh phúc;
Có bao nhiêu tín nhiệm, thì có bấy nhiêu cơ hội thành công;
Nghi người không kết giao, kết giao thì không nghi ngờ.
Thực ra người thành công được hay không phần lớn là ở chỗ có thể tin tưởng người khác và làm cho người khác tin tưởng được mình hay không. Nếu có được lòng tin, thì cơ hội có thể đi xa hơn bạn nghĩ. Vì vậy, thay vì cố gắng giành lấy gì, chỉ cần giữ cho minh sự chân thành, chân thật, ắt sẽ có được lòng tin từ người khác.
5. Lễ tiết đức
Nhã nhặn lễ phép, mới có thể lan tỏa sức hấp dẫn;
Nhiều lễ nghi không ai trách;
Đưa lễ đưa tận nơi.
Người biết phép tắc lễ nghi là người hiểu đạo. Người hiểu đạo là người biết sống có trước sau, phải trái. Là người đáng trọng và đáng tin. Người như thế không thể không thành tựu.
6. Khiêm nhường đức
Người lộ rõ hết bản tính đi đâu cũng có kẻ thù rình rập :
Tuyệt đối không lộ rõ hết bản tính;
Buông bỏ khả năng, hạ thấp chính mình;
Trước mặt người khác không ngông cuồng, sau lưng người khác không đắc ý, làm người nên điềm đạm.
7. Lý giải đức
Mọi người đều khao khát sự thừa nhận của người khác :
Lý giải (thấu hiểu), chính là cho người khác phương tiện.
Sức mạnh của sự thấu hiểu vượt xa hơn những gì bạn có thể hình dung. Làm người thực ra khó nhất là hiểu được người khác. Vì người chứ không vì mình. Thấu hiểu khiến bạn có lòng bao dung, có sự chia sẻ, đồng cảm, tha thứ. Không thể hiểu người thực ra chính là khép lại cánh cửa đi vào tâm hồn người khác, và như thế, bạn sẽ không có gì cả.
8. Tôn trọng đức
Đặt sự tự trọng của người khác lên vị trí số một :
Cố gắng làm người khác cảm nhận được tôn nghiêm của họ.
Cho kẻ yếu sự tôn trọng càng đáng quý; đặt người khác ở trong lòng.
Sống trong đời, điều quan trọng bâc nhất cần phải tu dưỡng, ấy là tôn trọng người khác. Không làm được vậy thì không thể trách người không tôn trọng mình. Người biết tôn trọng người khác là người lịch thiệp, đáng tin. Không thể tôn trọng được người khác thì chính là thể hiện nhân cách kém cỏi.
Vì vậy hãy tôn trọng từng người bạn gặp trong đời, dù họ có giàu hay nghèo, đều không khác gì nhau cả.
“>