Chuyển tới nội dung

Top 10 Dưỡng Chất Cần Thiết Nhất Cho Cơ Thể

  • bởi

Báo cáo hướng dẫn giảm cân cho người dân Mỹ của chính phủ liên bang Hoa Kỳ nói rằng nhiều người trưởng thành thiếu các dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết, bao gồm các vitamin và chất khoáng. Cuộc sống bận rộn, thiếu kiến thức và thực đơn nghèo nàn thường bị xem là nguyên nhân chính.

Một lượng vừa đủ các loại chất dinh dưỡng khác nhau rất quan trọng cho các cơ quan trong cơ thể.

Có rất nhiều loại chất dinh dưỡng và mỗi loại có tác dụng riêng. Hiều biết về các chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần và lý do tại sao là bước đầu tiên để cải thiện sức khỏe toàn diện và phòng ngừa bệnh tật có thể xảy ra.

Dưới đây là top 10 dưỡng chất cần thiết cho cơ thể của bạn.

1. Vitamin A

Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của cơ thể, bao gồm sáng mắt, khỏe răng, sáng da, chắc xương và hơn thế nữa.

Vitamin A cũng bảo vệ cơ thể khỏi các loại nhiễm trùng và tăng cường sức khỏe cũng như sự phát triển của tế bào và mô trong cơ thể. Vitamin A có hai dạng – dạng lưới và dạng nhóm chất carotene.

Một số thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, khoai tây ngọt, dưa đỏ, bí ngô, rau bina, trứng, dưa hấu, cải xoăn, đu đủ, đào, quả mơ, cà chua, đậu khô, đậu lăng, ổi, ớt đỏ, bông cải xanh, gan, sữa và ngũ cốc

2. Vitamin C

Loại vitamin tan trong nước này là chất chống ô xi hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi các tổn thương do phân tử gốc tự do, giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, phục hồi nguồn vitamin E, và tăng cường khả năng hấp thụ sắt. Vitamin C cũng giúp nướu chắc khỏe, giúp lành vết thương, củng cố hệ thống miễn dịch và chống nhiễm trùng khi bị chó cắn.

Cơ thể người không thể dự trữ hoặc tạo ra Vitamin C, vậy nên bạn cần hấp thụ nó hàng ngày. Một số thực phẩm giàu Vitamin C là ớt đỏ, kiwi, cam, dâu tây, dưa đỏ, bông cải xanh, ổi, bưởi, mầm cải, mùi tây, nước chanh, đu đủ, súp lơ, cải xoăn và cải canh.

3. Vitamin E

Vitamin E là tên của 8 thành phần tan trong chất béo với khả năng chống ô xi hóa nổi bật. Loại vitamin này bảo vệ da khỏi tia UV gây hại, ngăn cản sự tổn thương tế bào bởi phân tử gốc tự do, tăng cường sự trao đổi chất giữa các tế bào và bảo vệ cơ thể trước bệnh ung thư tuyến tiền liệt và hội chứng Alzheimer.

Một số thực phẩm giàu Vitamin E như rau bina, cải cầu vồng, củ cải tây, cải canh, ớt cayenne, quả hạnh, hạt hướng dương, phôi lúa mì, măng tây, ớt chuông, ngũ cốc nguyên hạt và dầu rum.

4. Chất Xơ

Hiệp hội Ăn Kiêng Mỹ nhận định chất xơ là chất carbonhydrate phức hợp mà cơ thể không thể tiêu hóa hay hấp thụ. Thay vào đó, nó đi lần lượt qua dạ dày, ruột, ruột kết và ra khỏi cơ thể.

Một thực đơn giàu chất xơ giúp ổn định hoạt động của ruột, giữ gìn sức khỏe đường ruột, giảm lượng cholesterol, kiểm soát lượng đường trong máu và giúp đạt được cân nặng phù hợp. Nó cũng làm giảm nguy cơ mắc các triệu chứng khác bao gồm bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường loại 2.

Một số thực phẩm chứa nhiều là bánh quy nguyên hạt, hạt diêm mạch, hạt kê, lúa mạch, ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt, đỗ đen, đậu gà, củ cải tây, yến mạch, dầu lanh, cải canh, cải rổ, đâu tây, cà tím, quả mâm xôi, cây quế.

5. Axit Folic (Vitamin B9)

Folic acid, hay còn được biết đến là Folate, là một dạng Vitamin B9 tan được trong nước. Axit Folic hỗ trợ sản sinh hồng cầu để phòng ngừa thiếu máu, ngăn chặn hình thành homocysteine trong máu và giúp tế bào thần kinh hoạt động tốt. Nó cũng giúp phòng chống loãng xương và chứng mất trí, bao gồm cả triệu chứng Alzeimer.

Cơ thể con người không thể dự trữ axit folic nên rất cần thiết hấp thụ hàng ngày để duy trì một lượng đủ dùng trong cơ thể.

Một số thực phẩm tốt chứa axid folic là rau diếp romaine, rau bina, măng tây, củ cải tây, cải xanh, mùi tây, cải rổ, bông cải xanh, súp lơ, củ cải đường, đậu lăng, bắp cải, lòng trắng trứng và rau diếp.

6. Sắt

Sắt giúp tạo ra hồng cầu để mang oxy đi khắp cơ thể, Sắt cũng cần thiết cho quá trình trao đổi chất của cơ và cơ quan nội tạng. Cơ thể không đủ sắt có thể dẫn đến chứng thiếu sắt gây ra hậu quả như mệt mỏi, yếu ớt và khó chịu.

Một số thực phẩm giàu sắt là tôm hùm, thịt đỏ, gan gà, đậu này, ngũ cốc, hạt bí ngô, đậu, đậu lăng, rau bina, các loại hạt, mơ khô, gạo lứt, cải xoong, cải xoăn, cải cầu vồng, hung tây, măng tây, thìa là, mật mía, cải rổ, cần tây, lá kinh giới, nghệ, đầu nành, hạt tiêu, cây hung và củ cải.

Thêm vitamin C vào thực đơn sẽ giúp cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status