Buông lời cáu giận vì mẹ đánh thức sớm hơn 15 phút nhưng những gì được chứng kiến sau đó không lâu đã khiến cô gái trẻ bật khóc.
Câu chuyện dưới đây là tâm sự của một cô gái trẻ người Trung Quốc và có lẽ, tình huống của cô, nhiều người trong chúng ta đã từng mắc phải trong cuộc sống hằng ngày. Hãy đọc, ngẫm để biết mình cần làm gì!
Tôi lên giường cũng đã là 11h đêm. Khi đó, bên ngoài cửa sổ, tuyết rơi nhẹ. Tôi co mình lại trong chăn, với tay với chiếc đồng hồ hẹn giờ mới biết nó đã ngừng chạy từ khá lâu. Hết pin mất rồi!
Trời lạnh thế này, tôi không muốn ra khỏi nhà chút nào. Để “chữa cháy”, tôi gọi điện thoại cho mẹ: “Mẹ ơi, đồng hồ báo thức của con hết pin rồi. Mai công ty con có cuộc họp, con phải đi sớm, 6h sáng mai mẹ đánh thức con dậy nhé.”
Ở đầu dây bên kia, giọng mẹ có chút khàn khàn, chắc bà đã đi ngủ từ sớm: “Ừ, được rồi, ngủ đi con ngoan.”
Sáng sớm hôm sau, điện thoại rung đúng lúc tôi đang mơ một giấc mơ đẹp. Bên ngoài, trời tối om. Ở đầu dây bên kia, mẹ nói: “Con gái, mau dậy đi, hôm nay có cuộc họp đấy.”
Tôi mở mắt nhìn đồng hồ, mới có 6h kém 15 phút. Bất giác, tôi trở nên cáu kỉnh: “Mẹ, con đã bảo mẹ gọi lúc 6h cơ mà. Con muốn ngủ thêm một chút mà giờ đã bị mẹ đánh thức dậy rồi.”
Đầu dây bên kia đột nhiên im ắng, mẹ không nói gì thêm, tôi cũng cúp máy.
Dậy đánh răng rửa mặt, làm vệ sinh cá nhân xong, tôi ra khỏi nhà. Trời thật lạnh, tuyết rơi rộng khắp, trời đất một màu ảm đạm. Đứng chờ xe buýt, tôi liên tục xoa tay, cử động hai chân cho ấm người.
Đứng cạnh tôi khi đó là hai người lớn tuổi tóc đã bạc trắng. Tôi nghe thấy tiếng ông lão nói với vợ: “Bà xem cả đêm bà ngủ không ngon giấc, giục tôi dậy từ rõ sớm, giờ thì phải đứng đây đợi lâu thế này đây.”
Ảnh minh họa.
Đúng rồi, chuyến xe đầu tiên còn 5 phút nữa mới đến cơ mà.
Cuối cùng, chiếc xe cũng xuất hiện. Tôi bước lên xe. Tài xế là một thanh niên còn khá trẻ. Đợi tôi lên xe, anh ta liền đóng cửa cho xe chạy.
Tôi vội nói: “Này anh ơi, bên dưới còn có hai người cao tuổi, trời lạnh thế này, họ cũng đợi lâu lắm rồi, sao anh không đợi họ lên mà đã cho xe chạy?”
Người thanh niên đó trả lợi giọng điệu rất hào hứng: “Không sao đâu, họ là bố mẹ của tôi đấy! Hôm nay là lần đầu tiên tôi lái xe buýt, họ đến xem tôi làm việc thế nào!”
Đột nhiên tôi cảm thấy cay mắt, nước mắt sau đó cứ thế rơi. Bố gửi tin nhắn đến: “Con gái, mẹ nói mẹ không tốt, cả đêm mẹ ngủ không được ngon giấc nên dậy sớm. Mẹ lo con bị muộn giờ.”
Sau tin nhắn của bố, tôi nghĩ ngay đến câu ngạn ngữ của người Do Thái:
Khi bố mẹ cho con cái thứ gì đó, con cái cười.
Khi con gái cho bố mẹ một thứ gì đó, bố mẹ khóc.
Đọc xong câu chuyện này, mỗi chúng ta hãy nhớ làm những người con hiếu thảo với những người sinh thành!
Trên đời này, chúng ta sẽ chẳng thể tìm thấy tấm ân tình nào dành cho mình lớn hơn tấm ân tình của bố mẹ. Cũng không có sự quan tâm nào lớn hơn sự quan tâm của họ dành cho ta.
Hãy nhớ lại xem, từ tấm bé mỗi khi ta đau ốm, ai là người đã ôm ta đi bệnh viện, chẳng phải chỉ có bố mẹ ta đó sao?
Ngoài bố mẹ, chẳng có ai lo lắng cho bệnh tật của chúng ta mà mất ăn, mất ngủ. Bố mẹ là người duy nhất không bao giờ vứt bỏ con cái. Bất cứ ai cũng có thể vứt bỏ các bạn, nhưng họ thì không.
Trong cuộc đời này, người có thể vì chúng ta mà hi sinh, chịu thiệt thòi nhiều nhất mà không đòi hỏi báo đáp chỉ có bố mẹ mà thôi.
Chớ đừng trách cứ bố mẹ dù có lúc họ ồn ào… hãy hiểu, thông cảm, biết ơn, quan tâm đến bố mẹ nhiều hơn.
* Theo Trí Thức Trẻ/soha
“>